Phật giáo với tuổi trẻ học đường trong thời hiện đại
- Thứ sáu - 14/04/2017 08:55
- In ra
- Đóng cửa sổ này
(Mô hình tiêu biểu của Hoạt động Sinh viên – Học sinh Phật tử Khánh Hòa)
Tk. Thích Nhật Hiếu
I. MỤC TIÊU:
Đưa nền giáo dục nhân tâm, tri thức& ý chí (Bi - Trí - Dũng)[1] của Phật giáo vào đời, để kiến tạo một cuộc sống hạnh phúc, an lạc,… thông qua các hoạt động phong trào Thanh thiếu niên (TTN), Tuổi trẻ học đường; chăm sóc, dạy dỗ và nuôi dưỡng từ thể chất đến tinh thần một cách đồng bộ cho các thế hệ Tuổi trẻ, những ông chủ tương lai của Đất nước & Đạo pháp.
Đức Phật đã đặt vấn đề này trước đây ngót 30 thế kỉ, là “Thai giáo[2] - dạy con còn trong bụng Mẹ”, “Đồng chơn nhập đạo[3] - Tuổi còn thơ mà đã thọ nhận được giáo huấn & thông đạt đạo lý”.
II. CƠ HỘI & THỬ THÁCH TRONG VIỆC TỔ CHỨC VÀ TẬP HỢP TTN PHẬT TỬ
a. Cơ hội:
Nhu cầu TTN cần được quan tâm nuôi dưỡng ở học đường, xã hội nói chung và Phật giáo nói riêng ở tính chất là “tất yếu” và ở phạm vi là “vô cùng”, nhằm định hướng cho các em phát triển lành mạnh và chắc chắn ngày từ tuổi còn thơ.
Hơn nữa, hoạt động văn - thể - mỹ hay thể - trí - đức, được xem như một nhu cần tất yếu của con người, nhất là TTN, mà điều này chỉ có hoạt động phong trào đoàn thể, nhất là tổ chức đoàn thể Phật tử, nền giáo dục giác ngộ và khai phóng[4] mới có thể đáp ứng trọn vẹn. Thiếu chúng, con người sẽ bị héo hon về mặt tinh thần, yếu đuối về mặt ý chí và èo ọt về mặt thể chất, không thể trưởng thành một con người phát triển toàn diện.
b. Thử thách:
1. Từ khách quan:
Xã hội Việt Nam trong thời hội nhập, Đất nước VN đã và đang được thổi vào nhiều luồn sinh khí mới, văn hóa, kinh tế, công nghiệp phát triển, đem lại nhiều tiện nghi vật chất, giúp cho xã hội thăng hoa; bên cạnh đó, nhiều nguồn gió độc ngoại lai phi chính thống xâm hại đến nền văn hóa bản sắc của dân tộc, những sản phẩm đồi trụy, phi văn hóa, xuất phát từ phim ảnh, game online,v.v… kích động bạo lực, khiêu dâm,… làm cho TTN mất định hướng và ý chí sống, rơi vào các cạm bẩy của tệ nạn, lao đầu vào ăn chơi, đắm mình trong hưởng thụ, buông xuôi trong tiêu cực, gây ra không ít cảnh thương tâm cho bản thân, gia đình và xã hội.
Mặt khác, tuổi trẻ ngày nay còn phải đối mặt với nhiều áp lực từ công việc, học tập,… không còn thời gian để tham gia tích cực vào các chương trình phong trào diễn đàn giao lưu học hỏi, thư giản giải trí, tương thân tương ái một cách lành mạnh của đoàn thể. Hơn nữa, tuổi trẻ ngày nay còn phụ thuộc quá nhiều vào máy móc, thế giới ảo,…; có xu hướng li tâm, mơ mộng siêu thực, kéo thế giới xa lại gần, nhưng đẩy người thân ra xa. Sự cộng hưởng, tương ái của gia đình và cộng đồng bị đổ vở, chơi vơi tuyệt vọng, khi đối mặt với cuộc sống hiện thực. Trước viễn cảnh này, giáo dục học đường và xã hội đang báo động, đồng thời gây lo lắng cho các bậc phụ huynh. Trách nhiệm này không riêng ai, mà là của toàn xã hội đối với các thế hệTTN Việt Nam hiện nay.
2. Từ chủ quan:
Cần có cái nhìn trung thực, hoạt động phong trào cho tuổi trẻ của Phật giáo ngày nay chưa thật sự đáp ứng. Nội dung chưa thật sự thích nghi cho từng đối tượng, sự lắng nghe và thấu hiểu tuổi trẻ chưa được phát huy đúng mức, định hướng khát vọng lí tưởng sống tuổi trẻ chưa được khai thác triệt để; với tuổi ăn chưa no, lo chưa đến thì các em không biết mình đang cần gì và được đáp ứng những gì? Phần nhiều sống buông xuôi theo nhu cầu thị hiếu bản năng đầy khuyết tật của các thú vui đơn thuần. Nhưng chúng ta cũng không nên bỏ qua yếu tố nhu cầu giải trí vui chơi lành mạnh và giải phóng năng lượng sau những ngày làm việc và học tập mệt nhọc.
Nên biết động cơ của tuổi trẻ đến với Phật giáo hoàn toàn khác xa so với người già, nhu cầu của các em phần nhiều không vì đời sống nội tâm, hành trì hạ thủ công phu, mà là vì động cơ: kết giao bạn bè, vui chơi giải trí, khẳng định bản thân,…; giao lưu học hỏi: kĩ năng sống, văn hóa ứng xử, xử lí tình huống,v.v… Nhất là nhu cầu định hình nhân cách và phát triển trí tuệ xuyên qua Phật pháp được lồng ghép một cách tinh tế. Từ đó cho thấy, để có một diễn đàn, sân chơi cho hoạt động phong trào TTN này đúng nghĩa cần phảiđầu tư nhiều công sức, chất xám và tiền của.
Bên cạnh giáo dục Tăng Ni đi từ Sơ cấp, Trung Cấp đến Đại học Phật giáo rất chính qui của hàng ngũ Xuất gia hiện nay, Giáo hội cần phải quan tâm nhiều hơn đến Phật tử tại gia, nhất là TTN Phật tử, đúng với tinh thần mà Đức Phật đã từng dạy “Tứ chúng đồng tu”. Điều đó nói lên, cần có chương trình giáo dục cụ thểcho Phật tử tại gia, nhất là chương trình giáo dục TTN Phật tử.
Một Phật tử, nếu được giáo dục Phật pháp tốt sẽ trở thành một Hướng dẫn viên hay một Hoằng phápviên trong vai trò “Cư tục cận Tăng”, “ở với đời sống với đạo”, tiếp cận một cách dễ dàng các tầng lớp xã hộiđể quảng bá Phật pháp. Ở lãnh vực này Tăng Ni xuất gia khó có thể làm tốt hơn Phật tử tại gia.
Hệ quả có thể thấy trước, nếu hoạt động Hướng dẫn Phật tử yếu, Phật giáo xã hội sẽ không mạnh, vai tròcủa Phật giáo đối với cuộc đời sẽ bị lu mờ và mất dần ảnh hưởng. Phật giáo sẽ thu hẹp dần không gian hoạt động. Điều đó chúng ta đã thấy quá rõ dã tâm cải Đạo của các Tôn giáo đối với Phật giáo.
III. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP:
i. Tiêu chí định hướng:
1. Học Phật tu thân, phát triển tâm đức và tuệ đức:
Chương trình giáo dục mang trình trực quan, không giáo khoa cứng ngắc, phù hợp cho từng đối tượng TTN; xoay quanh những lời Phật dạy cho tuổi trẻ như: Kinh Thiện Sinh, Kinh Phước Đức, Ba pháp qui y & 5 yếu tố đạo đức, nhân quả nghiệp báo,…
Áp dụng Thiền học thực hành vào chương trình sinh hoạt, nhằm thư giản tĩnh tâm, rèn luyện nhân cách và ý chí cho các Bạn TTN. Thực hành các phương pháp: rải lòng từ với cuộc sống quanh em, mỗi ngày một việc Phật, lắng nghe để thấu hiểu,…
2. Giáo dục hành vi đạo đức & tinh thần kỉ luật:
5 giới, nền tảng đạo đức nhân cách của người Phật tử, định hình nhân cách của TTN. Phật tử giữ gìnGiới luật không để bị nhiễm ô, sứt mẻ, để tạo thành tương thân, tương ái, tương kính và hoà hợp lẫn nhau. Nguyên tắc này được xem là hành trang hướng đến mục tiêu an lạc, hạnh phúc cho cá nhân và thịnh vượngcho tổ chức.
3. Giáo dục trí tuệ khai phóng:
Trên nền tảng nhận thức hiện diện của trí tuệ, cởi bỏ mọi thành kiến hẹp hòi; thành tựu mọi tri kiến, hợp nhất mọi nhận thức trong cộng đồng đệ tử Đức Phật, không những nâng đỡ nhau về đời sống vật chấtmà còn giúp nhau trong cuộc sống tinh thần về sự hiểu biết và tin yêu.
Giáo dục khai phóng là nền giáo dục kích khởi trí tuệ của con người bằng chánh kiến, chánh tư duy,… xoá tan mọi áng mây si mê thành kiến sai lầm của học thuyết, chủ nghĩa,… đang vần vũ trên bầu trời tri thức của nhân loại, giúp con người thoát ly được bao sự ràng buộc của tham lam, sân hận, si mê và sợ hãi. Nhờ đó, con người phát huy trọn vẹn năng lực sáng tạo một cách sinh động đem lại sự bình an, hạnh phúccho chính mình và thế giới quanh mình. Con đường duy nhất đưa đến an lạc và giải thoát.
4. Thể hiện bản thân (ý chí):
Thể hiện bản thân trong nhà Phật là biểu hiện nhân cách sống và năng lực sống của cá nhân đối với cộng đồng. Lý tưởng ý chí chính là dũng khí, tinh thần bất khuất, tinh thần trượng nghĩa, biết hi sinh bản thânvì đại cuộc; ngoài ra, dũng khí này còn là khả năng chịu đựng, vượt lên mọi khó khăn của chính bản thân. Hay nói cách khác, tinh thần Bồ tát đạo, tiêu biểu cho hạnh nguyện độ sinh của chư vị Bồ tát hi sinh quên mình vì người để thực thi hạnh nguyện ban vui cứu khổ cho đời.
Thể hiện bản thân là tạo cơ hội cho các em TTN thể hiện chính mình trên diễn đàn, kích khởi ý chíham thích cho các em tham gia tích cực vào các hoạt động, nhằm rèn luyện kĩ năng và ý chí qua giao lưu học hỏi tương tác tích cực, giúp các em trải nghiệm, rèn luyện khả năng tự tin của mình, từng bước trưởng thành và thích ứng với cuộc sống.
ii. Hoạt động nội dung:
Trong tinh thần Phật pháp tùy duyên, để thu hút TTN, duy trì và phát triển phong trào này một cách bền vững, thành lập các diễn đàn, đáp ứng nhu cầu về giáo dục đạo đức, tri thức & ý chí qua các hoạt độngrất tâm lý, lồng ghép vui chơi giải trí, văn hóa nghệ thuật, kĩ năng sống, công ích & từ thiện, là những món ăn tinh thần rất sống động và khoái khẩu của TTN.
1. Nhóm kết bạn, tương trợ:
Kết bạn: Áp dụng tinh thần Lục hoà & Tứ nhiếp, là bí quyết của hành vi ứng xử cao thượng của một cá nhân, là một nếp sống đẹp để xây dựng đời sống cộng đồng. Sáu nguyên tắc sống hoà hợp này được xem như là bản hiến pháp đầu tiên trong Phật giáo, với tinh thần thoả thuận chung rất cởi mở, tự do và ý thức. Nguyên lý sống này không riêng gì nếp sống đạo mà nó thích ứng trong mọi gia đình, học đường và bất cứ hoạt động tổ chức xã hội nào.
Tương trợ: Thắt chặt mối quan hệ cá nhân Đoàn sinh với Đội chúng và Ban tổ chức, mối quan tâmgắn kết thăm hỏi khi bệnh đau, bí yếu. Hỗ trợ Sinh viên Phật tử, sinh viên dân tộc Phật tử,… có hoàn cảnhkhó khăn nhưng có thành tích trong học tập.
2. Nhóm vui chơi giải trí:
Văn hóa nghệ thuật như: ca nhạc, múa, kịch,…; Các hoạt động giao lưu dã ngoại & du khảo, học hỏivăn hóa bản sắc dân tộc VN,… ; Các hoạt động thể thao vận động rèn luyện sức khỏe & thể lực.
3. Nhóm hoạt động kĩ năng:
Kĩ năng quản trị tổ chức, nghệ thuật hùng biện, quản trò, văn hóa ứng xử, xử lí tình huống, kĩ năng sinh tồn (mưu sinh thoát hiểm),…
4. Nhóm công ích & từ thiện:
Các chương trình: Làm đẹp cuộc đời, Em học làm Phật, Tiếp sức Mùa thi, Vì người khuyết tật, Hướng về Môi trường, Thắp sáng Buôn làng, Chăn ấm đường phố, Mùa Xuân yêu thương, Nụ cười trẻ thơ, Mùa Trăng của bé,…
5. Nhóm tổ chức sự kiện:
Tổ chức Khóa tu, Hội trại họp bạn & huấn luyện: Hội trại Mùa Xuân, Hội trại Mùa Hè, Khóa tu Mùa thu, Khóa tu Mùa đông,…
6. Nhóm sinh hoạt định kỳ:
Chủ nhật hàng tuần (Sinh hoạt tự trị theo chúng nhóm), Chủ nhật cuối tháng (Sinh hoạt chủ đề tại trung tâm).
7. Nhóm hoạt động ngân sách:
Nghiên cứu phương thức gầy dựng ngân sách hoạt động cho tổ chức xuyên qua các hoạt động như: đóng góp tự nguyện của các nhà hảo tâm, hoạt động dịch vụ sự kiện các lễ hội,…
iii. Sức mạnh của sự dung hợp:
Vận dụng tinh thần bao dung của Phật pháp, mỗi bước đi cho đời nở hoa và kết trái của yêu thương & thấu hiểu, tạo nên sự đồng cảm chung của mọi tầng lớp xã hội, không câu nệ khác biệt của quan điểm, mà dung hợp và tranh thủ sự đồng tình của mọi tâm tư nguyện vọng hướng về Phật pháp và phục vụ cuộc đời. Xóa bỏ mọi thành kiến dị biệt, để tìm kiếm chút niềm tin yêu bao dung, khai phóng và vui sống qua chất liệu của Phật pháp phục vụ cuộc đời. Với yếu tốsống còn này, Đoàn thể Phật tử tuổi trẻ, những con người đi tìm chân hạnh phúcbằng dấn thân phụng sự giữa cuộc đời đầy rẫy xung đột của tham lam, thù hận và si ámnày.
Với cuộc sống duyên sinh tương tác & cộng hưởng này, để phục vụ lý tưởng hoạt động TTN trên, cấn phải tranh thủ chủ trưởng chỉ đạo của Giáo hội và kết hợp công tác bảo trợ Học đường với các ban ngành đoàn thể xã hội như: Hội LHTN, Phòng sở GD & ĐT, các Đoàn trường Cao đẳng và Đại học,v.v… trong công tác tập hợp, tổ chức phòng trào giáo dục tuổi trẻ xã hội nói chung và TTN Phật tử nói riêng.
iv. Một số trải nghiệm của ngành Hướng dẫn Phật tử Khánh Hòa từ năm 2012-2015 qua công tác giáo dục TTN Phật tử:
a. Sáng lập tổ chức:
Từ năm 2012 đến nay, Ban HDPT Khánh Hòa thành lập: Đoàn TTN Phật tử Thiền Sinh, Chùa Phước Long, Diên Phước – DK; Đoàn Sinh Viên Phật tử Thiện Sinh và Đoàn Sinh Viên Phật tử Thiện Tâm, Chùa Long Sơn Tỉnh hội Phât giáo Khánh Hòa; Đoàn TTN Phật tử Thiện Pháp, Chùa Đông Độ, Cửa Bé; Đoàn TTN Phật tử Bửu Phước, Chùa Bửu Phước, Vĩnh Phước; Đoàn TTN Phật tử Hoa Quang, chùa Hoa Quang, Vĩnh Điềm Trung,…
b. Các Khóa đào tạo TTN Phật tử Khánh Hòa:
+ Hướng dẫn viên Thanh thiếu niên Phật tử Khánh Hoà;
+ Phật pháp cuối tuần cho TTN Phật tử tại Chùa Long Sơn, Trụ sở GHPGVN Tỉnh Khánh Hòa.
c. Sinh hoạt Đoàn Sinh viên Phật tử Khánh Hòa:
1. Thông tin sinh hoạt trên Fanpage:
Ban HDPT Khánh Hòa: Tổ chức sự kiện, Ban Điều Hành Đoàn SVPT Tỉnh Khánh Hoà và các Page của Đoàn và các nhóm chúng.
2. Nội dung sinh hoạt:
Mỗi tháng do Ban điều hành và ban Thư Ký chịu trách nhiệm xây dựng kịch bản và triển khai thực hiện: tháng 05/2014 với chủ đề: "Khẳng định chính mình", tháng 08 và tháng 09/2014 với chủ đề: "Mùa hè trải nghiệm", tháng 10 với chủ đề: "Tuổi trẻ với giấc mơ hiện thực", tháng 11/2014 với chủ đề: "Tri ân báo ân",… giúp sinh viên giao lưu học hỏi và nâng cao kĩ năng trong học tập và công tác, chia sẻ củng cố nền tảng của năng lực giao tiếp cộng đồng; trải nghiệm mùa hè mỗi con người đã làm & chưa làm được gì? Thức tỉnh tuổi trẻ đang lầm lạc phục thiện, không ảo tưởng và sống lạc quan, phấn đấu, nỗ lực hết mình; tinh thần uống nước nhớ nguồn, hướng về các bậc sư trưởng đã ươm mầm tri thức cho mình.
d. Tổ chức sự kiện Đoàn Sinh viên Phật tử Khánh Hòa:
1. Hội trại Mùa Xuân, Hội Trại Mùa Hè, Trại giao lưu họp bạn 2014,… có từ 500 đến 800 Sinh viên Phật tử tham dự. Nhiều hoạt động vui chơi, giao lưu bổ ích đã được diễn ra như: thi cắm hoa, nấu ăn, thuyết trình, chơi trò dân gian, đêm lửa trại,… đầy ấn tượng và đặc sắc. Qua đó, tình thần đoàn kết giữa các thành viên trong nhóm chúng được thắt chặt, xây dựng được niềm tin yêu của thành viên đối với Đoàn SVPT. Đồng thời, thành viên được học hỏi Phật pháp và chia sẽ rất nhiều cảm xúc với Chư Tăng Ni, các cô chú anh chị tham gia xuyên suốt hội trại.
2. Sự kiện lớn của Phật giáo: Diễn hành chào mừng Đại lễ Phật Đản LHQ Vesak 2014, Cầu anBiển đảo Trường Sa & Hoằng Sa có tới hàng ngàn Sinh viên Phật tử tham dự.
3. Từ thiện & công ích xã hội: công tác môi trường đô thị & biển, hiến máu nhân đạo, phát hàng ngàn quà từ thiện cho người khuyết tật và nghèo ở Khánh Sơn, Khánh Vĩnh, Diên Khánh và Nha Trang ở các dịp Phật đản, Vu lan và Lễ Tết.
4. Tiếp sức mùa thi 2014: diễn ra từ ngày 27/06 đến 15/7/2014, giúp đỡ thí sinh ở xa đến thi tại các trường đại học & cao đẳng trong địa bàn tỉnh Khánh Hòa. Có 150 Sinh viên Phật tử tình nguyện viên làm phục vụ tư vấn, ăn ở và đưa đón miễn phí cho trên 1800 Thí sinh & phụ huynh; phục vụ cho hơn 10.000 suất ăn cho mỗi đợt tại các điểm thi. Để lại những dấu ấn kỉ niệm đẹp trong lòng mỗi thí sinh, phụ huynh và cảm tình cho xã hội.
IV. KẾT LUẬN:
Nếu hội đủ các yếu tố định hướng lý tưởng ý chí, pháp lý danh chánh ngôn thuận cho tổ chức, có nội dung hoạt động phong phú, sống động, sáng tạo và thích nghi cao, có khả năng qui tụ được lòng người, có năng lực tập kết được ngân sách hoạt động cho tổ chức,v.v… thì lo gì không thành thành công.
Trên đây là định hướng, trải nghiệm mà Ban HDPT Khánh Hòa đã làm được từ đầu Nhiệm kỳ V (2012-2017), dù rằng khiêm tốn, nhưng cũng đã vạch ra được hướng đi cho ngành trong công tác giáo dụcTTN Phật tử. Xin chia xẻ với cộng đồng Phật giáo về “Phật giáo với Tuổi trẻ học đường trong thời hiện đại”, qua công tác tập hợp TTN Phật tử đến với Phật giáo, nhằm đóng góp ý tưởng nhỏ nhoi vào sự nghiệp truyền bá Phật pháp trong thời đại này.
[1] Phương châm của TTN Phật tử: “Trang trải yêu thương - Bi, nhân rộng hiểu biết - Trí, vượt lên chính mình - Dũng”.
[2] X. Kinh Tăng nhất A-hàm Q.30, Kinh Niết-bàn Q.34.
[3] Phật dạy: “Ở đời có 4 vấn đề không được xem thường: Thái tử còn bé, đóm lửa trong rừng, rắn độc còn con và thiếu niên nhân cách”. (A-hàm)
[4] Einstein đã phát biểu: "Tôn giáo của tương lai sẽ là một tôn giáo toàn cầu, vượt lên trên mọi thần linh, giáo điều và thần học. Tôn giáo ấy phải bao quát cả phương diện tự nhiên lẫn siêu nhiên, đặt trên căn bản của ý thức đạo lý, phát xuất từ kinh nghiệm tổng thể gồm mọi lĩnh vực trên trong cái nhất thể đầy đủ ý nghĩa. Phật giáo sẽ đáp ứng được các điều kiện đó"
"Nếu có một tôn giáo nào đương đầu với các nhu cầu của khoa học hiện đại thì đó là Phật giáo. Phật giáokhông cần xét lại quan điểm của mình để cập nhật hóa với những khám phá mới của khoa học. Phật giáokhông cần phải từ bỏ quan điểm của mình để xu hướng theo khoa học, vì Phật giáo bao hàm cả khoa học cũng như vượt qua khoa học".
(The religion of the future will be a cosmic religion. It would transcend a person God and avoid dogmas and theology. Covering both the natural and the spiritual, it should be based on a religious sence, arising from the experience of all things, natural and spiritual, as a meaningful unity. Buddhism answers this description).
(If there is any religion that would cope with modern scientific needs, it would be Buddhism. Buddhism requires no revision to keep it up to date with recent scientific finding. Buddhism need no surrender its view to science, becauseit embrances science as well as goes beyond science).
Nha Trang, ngày 30/1/2015
Trưởng Ban HDPT Khánh Hòa