Mùa Thu Hoài Vọng Mẹ - Thích Nhật Hiếu
- Thứ sáu - 25/08/2017 23:19
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Chuông ngân vọng gọi mùa báo hiếu
Đấng sinh thành dưỡng dục cù lao
Vấn vương mắt trẻ nghẹn ngào
Hướng về lòng mẹ, dạt dào mẹ ơi !
Đấng sinh thành dưỡng dục cù lao
Vấn vương mắt trẻ nghẹn ngào
Hướng về lòng mẹ, dạt dào mẹ ơi !
Chiều nay, cả nhà đang chuẩn bị đàn tràng cúng tuần 49 ngày cho Mẹ. Tiết trời thật ảm đạm, ánh dương khuất dạng, mây lửng lờ trôi, mưa ngâu lất phất,… cảnh tượng này như báo hiệu mùa thu đang trở về; đất trời dường như cũng đồng cảm với nỗi lòng của con ngườitrong khoảnh khắc giao thời giữa thế giới của kẻ còn đang khắc khoải hoài vọng về người mất. Tất cả hiện cảnh đìu hiu này, không gian cô tịch này đã làm cho lòng người như se lại, bồi hoài xúc động khôn nguôi. Bỗng văng vẳng xóm sau, giọng trầm trầm của một Cụ Ông ngân nga bài Văn Tế của cụ Nguyễn Du:
Hò!...hơ!...ơ…ơ…
Tiết tháng bảy mưa dầm sùi sụt,
Toát hơi may lạnh buốt xương khô
Não người thay buổi chiều thu,
Ngàn lau nhuốm bạc lá ngô rụng vàng...
Đường bạch dương bóng chiều man mác,
Dịp đường lê lác đác mưa sa
Ơi!...hò!...hờ…ơ…
Lòng nào lòng chẳng thiết tha
Cõi dương còn thế nữa là cõi âm…
Ơi!...hò!...hò…ơi…
Phật hữu tình từ bi phổ độ
Chớ ngại rằng có có không không
Nam mô chư Phật, Pháp, Tăng
Độ cho nhất thiết siêu thăng thượng đài!
Ơi!...hơ!...ơi…hơ…ơ....
Ôi!... Lời hát nghe thật rung động… Nó gợi nhớ gợi thương cho bao cảnh đời nghiệt ngã đầy ngang tráicủa kiếp sống phù sinh, bao kí ức vọng về giữa người còn sống với người còn sống đang biệt li viễn xứ, giữa những người còn sống với người thân đã khuất bóng ngàn thu. Còn nỗi buồn nào hơn cảnh "sinh li", nỗi đau nào hơn cảnh "tử biệt"; nhất là nỗi đau thương phải chia li người đã cưu mang, nuôi nấng ta nên vóc nên hình, nâng đỡ ta nên danh nên phận.
Với tâm trạng đa đoan ấy, tôi đứng đây nhìn về phương trời thăm thẳm, Bao kí ức xa xưa vọng về: ngày xưa nơi đây là túp lều tole lá xiêu xẹo, nơi Mẹ phải vượt cạn sinh tất cả chúng con, nơi Mẹ phải bôn ba bồng bế các con trong thời chinh chiến, tảo tần nuôi nấng chúng con trong cảnh đói nghèo. Cũng khung cảnh quê hương rất đổi thân thương nhưng cũng lắm điều nghiệt ngã này, đã gắn liền với tình Mẹ bao la trời bể ấy, như để khắc khoải, thử thách, tô đẹp cho bức tranh của Mẹ hiền thêm lung linh sắc mầu; quê hương rất đổi đơn sơ: với bến nước sông cho các cô gái ngồi giặt đồ sáng sớm; với luỹ tre xanh rợp bóng che mát cho đàn trâu bò ban trưa, với con đường đất trai gái trong làng kẻo kịt gánh lúa về, với cánh đồng quê thẳng cánh cò bay bốn mùa xanh thẩm trải dài tít tận chân trời; xa xa với núi non chập chùng, rừng núi bạt ngàn hùng vĩ, cũng con sông quê với luỹ tre xanh và những bãi cát trắng phiêu uốn lượn, như ôm lấy xóm làng, đồng ruộng và núi ngàn vào lòng, lững lờ dòng chảy trong xanh hiền hoà, nhưng lại dữ dội sóng cồn cuồn cuộn trong mùa nước lũ, biết bao người dân hiền lành đã thiệt mạng oan uổng trong các trận lũ càng.
Quê hương êm đềm thế ấy, khắc nghiệt thế ấy, chúng tôi lớn lên trong lời ru đầy ngọt ngào mang chất liệu yêu thương của Mẹ ngay từ thuở ấu thơ; chúng tôi trưởng thành trong vòng tay chở che của Mẹ vượt qua mọi khắc nghiệt hiểm nguy trong buổi đầu chập chững. Thế nên, Mẹ quan trọng biết dường nào trong từng hơi thở, trong máu thịt, trong mỗi bước chân trên hành trình đi vào cuộc đời của tất cả chúng con.
Thuở thơ ấu, khi anh em chúng tôi mới vừa biết đi biết chạy là, đứa thì theo cha xuống đồng, đứa thì theo mẹ lên nương. Trong thời chinh chiến đói nghèo, cha mẹ tảo tần thì con cái cũng phải lam lũ, không ra đồng chăn bò thì cũng phải lên rừng chặt củi, xuống ruộng bắt ốc mò cua,…
Cơ cực thế ấy có xá gì so với bao nỗi hiểm nguy, cái chết treo lơ lửng trên đầu, nhiều trẻ con đồng trương đã phải bỏ mình oan uổng trong lúc tuổi còn thơ ngay. Cứ nghĩ đến cảnh tượng ấy mà cảm thấyxót xa vô cùng cho các bậc cha mẹ mất con. Ít ra trong đời, ở vào thời buổi ấy, mỗi đứa trẻ trang lứa chúng tôi cũng phải trải qua vài lần chết hụt. Sống kề cận với bao nỗi nguy cơ: sông nước hiểm nguy, rừng thiêng nước độc, bom đạn sát thương,v.v...
Một buổi chiều nọ, nước lũ thượng nguồn bất ngờ tràn về, con sông trở nên hung hãm cuồn cuộn. Cũng dòng nước oan nghiệt này đã cuốn đi bao mái đầu đang còn non trẻ, chết mất xác không mồ. Khi đàn bò về, Anh kề tôi vừa tròn 13 tuổi cùng với đám bạn bám theo đàn bò sang sông. Bất ngờ, cả bò và người chìm nghỉm mất hút không thấy bóng dáng đâu giữa dòng nước đen ngòm cuồn cuộn. Mẹ tôi đã ngã quỵ ngất xỉu trên bờ sông!... Thế rồi, trời đất nâng đỡ và thần long chở che; bỗng nhiên, con bò và ông Anh từ từ trồi lên khỏi mặt nước trong tiếng reo hò mừng rỡ của bà con và chúng bạn. Mẹ tôi tỉnh dậy trong nỗi vui mừng vô hạn như vừa nhặt được ngàn vàng. Thế mới biết, tình thương của Mẹ hiền ví tợ lòng từ của Bồ tát Quan Âm.
Năm 10 tuổi, tôi trèo xoài té tưởng chừng mất mạng, ngót cả 6 tháng trời nằm liệt giường, Mẹ đã tận tuỵ chăm sóc suốt cả ngày đêm, không một lời kêu ca phàn nàn; từ đó, tôi là một đứa trẻ èo ọt bệnh đau nhất nhà. Tôi yếu đuối đến nổi không thể làm việc gì nặng nhọc, chỉ có việc cóc lóc theo Mẹ lên rừng giữ rẫy, với 2 con chó săn canh giữ thú hoang. Càng cơ cực lòng Mẹ càng bao la; Mẹ nhường cho tôi bát cơm trắng với miếng cà, mẹ lại giữ cho mình chén khoai mì cùng hạt muối,...
Gia đình nghèo, Cha Mẹ phải tảo tần nuôi con. Chiến tranh kết thúc tưởng chừng gia đình có cuộc sống yên ổn bên nhau, ngờ đâu, cây muốn lặn mà gió chẳng ngừng; 1978 cuộc chiến lại tái diễn khốc liệt, các anh lớn phải đi lính; Mẹ lại một lần nữa chiều chiều nhìn ra ngõ trông con; Anh hai phải mất mạng nơi xứ lạ quê người, Mẹ lại vật vả đớn đau!...
Trong khi Cha thì bệnh tật, một tay Mẹ chăm sóc các con trong thời cơm thua gạo kém. Trong khi xóm làng cũng như khắp mọi nơi phải đối đầu với nạn đói kém, để nuôi sống cả nhà và cho gia đình mình có cuộc sống bình yên. Một mình thân cò, Mẹ đã phải lặn lội với nương rẫy vật lộn với núi rừng.
"Khi bìp bịp đổ hồi, xóm làng còn đang êm đềm ngon giất,
Lúc cả nhà thức dậy, mẹ con mình lại gồng gánh lên rừng;
Mẹ đã biến,
Rừng ngàn sỏi đá thành chén cơm bát cháo để nuôi con,
Mồ hôi nước mắt thành nụ cười tiếng hát cho con thơ.
Thương làm sao,
Đường Mẹ đi bao núi sông hiểm trở,
Đường con đi với danh tiết hiển vinh."
Gia đình mình giờ này còn lại cả thảy 8 anh chị em, trừ Anh hai đã mất sớm. Thông thường, ai lại không muốn gia đình mình, cả thảy ông bà cha mẹ và cháu con đoàn tụ trong một đại gia đình, và hơn thế nữa, sanh con cháu ra ai lại không nghĩ đến việc gần gũi cháu con để được cậy nhờ; thế nhưng, cha mẹđã nhận chân được cảnh đời giả tạm, khuyến khích cho 3 anh em trai chúng con đi xuất gia đầu Phật. Mười năm về trước, Mẹ luôn miệng nói: "Các ông đi tu vẫn còn phải bôn ba trên đường học vấn. Các ông chưa thành tài, nếu chết bây giờ thì tôi không thể nào nhắm mắt." Thế mà mới gần một năm trở lạiđây, Mẹ lại nói: "các ông đã ổn định trên đường tu học, bây giờ tôi có thể toại nguyện nhắm mắt ra đi."
Cuộc đời Mẹ thân cò lặn lội, thân gầy mòn để vun vén cho cháu con; khi mà chúng con một ngày khôn lớn, cũng là lúc vết hằn năm tháng đã in trên trán mẹ nhăn nheo. Sự hi sinh của Mẹ quá cao vời, không những lo cho chúng con về tinh thần lẫn vật chất, mà còn lo cho chúng con cả nẻo đạo lẫn đường đời. Cuộc đời, vật đổi sao dời, sông có khúc người có lúc. Đời sống gia đình mình giờ này chưa dám gọi là sung túc như nhiều bà con lối xóm, nhưng cũng có thể gọi là ổn định; lúc gia đình mình có chút ít phương tiện khả quan để lo cho Mẹ Cha có cuộc sống thư thả, thì cũng là lúc Mẹ ngã bệnh, không thể hưởng gì hơn. Và bây giờ Mẹ lại vội vả ra đi!
Hởi ôi!
Một phút phân li,
Ngàn thu cách biệt.
Trăm năm một cuộc tử sinh,
Thiên thu cách biệt phiêu linh dậm trường.
Đành rằng sự thể sinh tử là vậy, nhưng trước cảnh li biệt cũng cảm thấy chạnh lòng. Mẹ ra đi để lại bao nuối tiếc cho toàn thể con cháu. Thế là từ đây sinh li tử biệt hai nẻo. Toàn thể gia đình mình đã mãi mãimất đi người mẹ kính yêu, các cháu mãi mãi mất đi người bà đôn hậu; giờ nầy, chúng con mới cảm nhận và biết mình đã mồ côi, lòng đong đầy xót xa.
Hẳn nhiên, cuộc đời Mẹ cũng như bao người mẹ khác, tấm lòng bao dung quảng đại, nhưng Mẹ có thể là một trong những người mẹ đã có nhiều thành công. Mẹ đã có nhiều con hiền, dâu thảo và cháu ngoan; nhất là Mẹ đã cưu mạng và cống hiến cho đời tới 3 người con xuất gia. Mẹ mất đi, thân tứ đạitan hoại, nhưng dòng máu, hơi thở và sự nghiệp của Mẹ vẫn sống mãi trong hình hài chúng con, và sẽ in dấu trên các nẻo đường nhân thế với từng mỗi bước chân chúng con đi.
Mẹ là sự hiện thân của nhiệm mầu trong dòng sinh diệt những vẫn có cái bất diệt; sự sống thân xác của Mẹ tuy ngắn ngủi, nhưng tâm hồn và công đức của Mẹ sẽ sống mãi với đời, lan truyền mãi ở các thế hệcháu con.
Thật vậy:
"Cuộc đời sắc sắc không không,
Trăm năm còn lại tấm lòng mà thôi."
Trong sự nhiệm mầu ấy, Mẹ xuất hiện như một sự hẳn nhiên để thực thi sứ mạng, lại ra đi sau khi những việc cần thiết đã làm.
"Thân cò lặn lội một đời
Gian nan vất vả giờ thời thong dong
Người về với chốn chân không
Vô sanh, vô tử, vô công dụng hành;
Liên toà chín phẩm vô sanh,
Thiên thai là chốn an lành từ nay."
Lòng tôi đang lạc lỏng trong thế giới kí ức khi ẩn lúc hiện thật mênh mong; thế rồi, lời hát Cụ lão kia một lần nữa lại vọng về:
Ơi!...hò!...hò…ơi…
Phật hữu tình từ bi phổ độ
Chớ ngại rằng có có không không
Nam mô chư Phật, Pháp, Tăng
Độ cho nhất thiết siêu thăng thượng đài!
Lời ru kéo tôi quay trở về với thực tại; thực tại Mẹ tôi đã trở về với bản thể uyên nguyên của hữu sinhhửu tử để rồi vô sinh vô tử. Thực tại tôi vẫn phải sống với những gì mà Mẹ tôi đã khắc khoải hoài niệm, mong đợi nơi chính những đứa con của người. Thực tại dòng máu, hơi thở, tư duy, ý chí, hoài bảo,... của người vẫn tồn tại và sống mãi trong con cháu của người giữa lòng thế nhân.
Hò!...hơ!...ơ…ơ…
Tiết tháng bảy mưa dầm sùi sụt,
Toát hơi may lạnh buốt xương khô
Não người thay buổi chiều thu,
Ngàn lau nhuốm bạc lá ngô rụng vàng...
Đường bạch dương bóng chiều man mác,
Dịp đường lê lác đác mưa sa
Ơi!...hò!...hờ…ơ…
Lòng nào lòng chẳng thiết tha
Cõi dương còn thế nữa là cõi âm…
Ơi!...hò!...hò…ơi…
Phật hữu tình từ bi phổ độ
Chớ ngại rằng có có không không
Nam mô chư Phật, Pháp, Tăng
Độ cho nhất thiết siêu thăng thượng đài!
Ơi!...hơ!...ơi…hơ…ơ....
Ôi!... Lời hát nghe thật rung động… Nó gợi nhớ gợi thương cho bao cảnh đời nghiệt ngã đầy ngang tráicủa kiếp sống phù sinh, bao kí ức vọng về giữa người còn sống với người còn sống đang biệt li viễn xứ, giữa những người còn sống với người thân đã khuất bóng ngàn thu. Còn nỗi buồn nào hơn cảnh "sinh li", nỗi đau nào hơn cảnh "tử biệt"; nhất là nỗi đau thương phải chia li người đã cưu mang, nuôi nấng ta nên vóc nên hình, nâng đỡ ta nên danh nên phận.
Với tâm trạng đa đoan ấy, tôi đứng đây nhìn về phương trời thăm thẳm, Bao kí ức xa xưa vọng về: ngày xưa nơi đây là túp lều tole lá xiêu xẹo, nơi Mẹ phải vượt cạn sinh tất cả chúng con, nơi Mẹ phải bôn ba bồng bế các con trong thời chinh chiến, tảo tần nuôi nấng chúng con trong cảnh đói nghèo. Cũng khung cảnh quê hương rất đổi thân thương nhưng cũng lắm điều nghiệt ngã này, đã gắn liền với tình Mẹ bao la trời bể ấy, như để khắc khoải, thử thách, tô đẹp cho bức tranh của Mẹ hiền thêm lung linh sắc mầu; quê hương rất đổi đơn sơ: với bến nước sông cho các cô gái ngồi giặt đồ sáng sớm; với luỹ tre xanh rợp bóng che mát cho đàn trâu bò ban trưa, với con đường đất trai gái trong làng kẻo kịt gánh lúa về, với cánh đồng quê thẳng cánh cò bay bốn mùa xanh thẩm trải dài tít tận chân trời; xa xa với núi non chập chùng, rừng núi bạt ngàn hùng vĩ, cũng con sông quê với luỹ tre xanh và những bãi cát trắng phiêu uốn lượn, như ôm lấy xóm làng, đồng ruộng và núi ngàn vào lòng, lững lờ dòng chảy trong xanh hiền hoà, nhưng lại dữ dội sóng cồn cuồn cuộn trong mùa nước lũ, biết bao người dân hiền lành đã thiệt mạng oan uổng trong các trận lũ càng.
Quê hương êm đềm thế ấy, khắc nghiệt thế ấy, chúng tôi lớn lên trong lời ru đầy ngọt ngào mang chất liệu yêu thương của Mẹ ngay từ thuở ấu thơ; chúng tôi trưởng thành trong vòng tay chở che của Mẹ vượt qua mọi khắc nghiệt hiểm nguy trong buổi đầu chập chững. Thế nên, Mẹ quan trọng biết dường nào trong từng hơi thở, trong máu thịt, trong mỗi bước chân trên hành trình đi vào cuộc đời của tất cả chúng con.
Thuở thơ ấu, khi anh em chúng tôi mới vừa biết đi biết chạy là, đứa thì theo cha xuống đồng, đứa thì theo mẹ lên nương. Trong thời chinh chiến đói nghèo, cha mẹ tảo tần thì con cái cũng phải lam lũ, không ra đồng chăn bò thì cũng phải lên rừng chặt củi, xuống ruộng bắt ốc mò cua,…
Cơ cực thế ấy có xá gì so với bao nỗi hiểm nguy, cái chết treo lơ lửng trên đầu, nhiều trẻ con đồng trương đã phải bỏ mình oan uổng trong lúc tuổi còn thơ ngay. Cứ nghĩ đến cảnh tượng ấy mà cảm thấyxót xa vô cùng cho các bậc cha mẹ mất con. Ít ra trong đời, ở vào thời buổi ấy, mỗi đứa trẻ trang lứa chúng tôi cũng phải trải qua vài lần chết hụt. Sống kề cận với bao nỗi nguy cơ: sông nước hiểm nguy, rừng thiêng nước độc, bom đạn sát thương,v.v...
Một buổi chiều nọ, nước lũ thượng nguồn bất ngờ tràn về, con sông trở nên hung hãm cuồn cuộn. Cũng dòng nước oan nghiệt này đã cuốn đi bao mái đầu đang còn non trẻ, chết mất xác không mồ. Khi đàn bò về, Anh kề tôi vừa tròn 13 tuổi cùng với đám bạn bám theo đàn bò sang sông. Bất ngờ, cả bò và người chìm nghỉm mất hút không thấy bóng dáng đâu giữa dòng nước đen ngòm cuồn cuộn. Mẹ tôi đã ngã quỵ ngất xỉu trên bờ sông!... Thế rồi, trời đất nâng đỡ và thần long chở che; bỗng nhiên, con bò và ông Anh từ từ trồi lên khỏi mặt nước trong tiếng reo hò mừng rỡ của bà con và chúng bạn. Mẹ tôi tỉnh dậy trong nỗi vui mừng vô hạn như vừa nhặt được ngàn vàng. Thế mới biết, tình thương của Mẹ hiền ví tợ lòng từ của Bồ tát Quan Âm.
Năm 10 tuổi, tôi trèo xoài té tưởng chừng mất mạng, ngót cả 6 tháng trời nằm liệt giường, Mẹ đã tận tuỵ chăm sóc suốt cả ngày đêm, không một lời kêu ca phàn nàn; từ đó, tôi là một đứa trẻ èo ọt bệnh đau nhất nhà. Tôi yếu đuối đến nổi không thể làm việc gì nặng nhọc, chỉ có việc cóc lóc theo Mẹ lên rừng giữ rẫy, với 2 con chó săn canh giữ thú hoang. Càng cơ cực lòng Mẹ càng bao la; Mẹ nhường cho tôi bát cơm trắng với miếng cà, mẹ lại giữ cho mình chén khoai mì cùng hạt muối,...
Gia đình nghèo, Cha Mẹ phải tảo tần nuôi con. Chiến tranh kết thúc tưởng chừng gia đình có cuộc sống yên ổn bên nhau, ngờ đâu, cây muốn lặn mà gió chẳng ngừng; 1978 cuộc chiến lại tái diễn khốc liệt, các anh lớn phải đi lính; Mẹ lại một lần nữa chiều chiều nhìn ra ngõ trông con; Anh hai phải mất mạng nơi xứ lạ quê người, Mẹ lại vật vả đớn đau!...
Trong khi Cha thì bệnh tật, một tay Mẹ chăm sóc các con trong thời cơm thua gạo kém. Trong khi xóm làng cũng như khắp mọi nơi phải đối đầu với nạn đói kém, để nuôi sống cả nhà và cho gia đình mình có cuộc sống bình yên. Một mình thân cò, Mẹ đã phải lặn lội với nương rẫy vật lộn với núi rừng.
"Khi bìp bịp đổ hồi, xóm làng còn đang êm đềm ngon giất,
Lúc cả nhà thức dậy, mẹ con mình lại gồng gánh lên rừng;
Mẹ đã biến,
Rừng ngàn sỏi đá thành chén cơm bát cháo để nuôi con,
Mồ hôi nước mắt thành nụ cười tiếng hát cho con thơ.
Thương làm sao,
Đường Mẹ đi bao núi sông hiểm trở,
Đường con đi với danh tiết hiển vinh."
Gia đình mình giờ này còn lại cả thảy 8 anh chị em, trừ Anh hai đã mất sớm. Thông thường, ai lại không muốn gia đình mình, cả thảy ông bà cha mẹ và cháu con đoàn tụ trong một đại gia đình, và hơn thế nữa, sanh con cháu ra ai lại không nghĩ đến việc gần gũi cháu con để được cậy nhờ; thế nhưng, cha mẹđã nhận chân được cảnh đời giả tạm, khuyến khích cho 3 anh em trai chúng con đi xuất gia đầu Phật. Mười năm về trước, Mẹ luôn miệng nói: "Các ông đi tu vẫn còn phải bôn ba trên đường học vấn. Các ông chưa thành tài, nếu chết bây giờ thì tôi không thể nào nhắm mắt." Thế mà mới gần một năm trở lạiđây, Mẹ lại nói: "các ông đã ổn định trên đường tu học, bây giờ tôi có thể toại nguyện nhắm mắt ra đi."
Cuộc đời Mẹ thân cò lặn lội, thân gầy mòn để vun vén cho cháu con; khi mà chúng con một ngày khôn lớn, cũng là lúc vết hằn năm tháng đã in trên trán mẹ nhăn nheo. Sự hi sinh của Mẹ quá cao vời, không những lo cho chúng con về tinh thần lẫn vật chất, mà còn lo cho chúng con cả nẻo đạo lẫn đường đời. Cuộc đời, vật đổi sao dời, sông có khúc người có lúc. Đời sống gia đình mình giờ này chưa dám gọi là sung túc như nhiều bà con lối xóm, nhưng cũng có thể gọi là ổn định; lúc gia đình mình có chút ít phương tiện khả quan để lo cho Mẹ Cha có cuộc sống thư thả, thì cũng là lúc Mẹ ngã bệnh, không thể hưởng gì hơn. Và bây giờ Mẹ lại vội vả ra đi!
Hởi ôi!
Một phút phân li,
Ngàn thu cách biệt.
Trăm năm một cuộc tử sinh,
Thiên thu cách biệt phiêu linh dậm trường.
Đành rằng sự thể sinh tử là vậy, nhưng trước cảnh li biệt cũng cảm thấy chạnh lòng. Mẹ ra đi để lại bao nuối tiếc cho toàn thể con cháu. Thế là từ đây sinh li tử biệt hai nẻo. Toàn thể gia đình mình đã mãi mãimất đi người mẹ kính yêu, các cháu mãi mãi mất đi người bà đôn hậu; giờ nầy, chúng con mới cảm nhận và biết mình đã mồ côi, lòng đong đầy xót xa.
Hẳn nhiên, cuộc đời Mẹ cũng như bao người mẹ khác, tấm lòng bao dung quảng đại, nhưng Mẹ có thể là một trong những người mẹ đã có nhiều thành công. Mẹ đã có nhiều con hiền, dâu thảo và cháu ngoan; nhất là Mẹ đã cưu mạng và cống hiến cho đời tới 3 người con xuất gia. Mẹ mất đi, thân tứ đạitan hoại, nhưng dòng máu, hơi thở và sự nghiệp của Mẹ vẫn sống mãi trong hình hài chúng con, và sẽ in dấu trên các nẻo đường nhân thế với từng mỗi bước chân chúng con đi.
Mẹ là sự hiện thân của nhiệm mầu trong dòng sinh diệt những vẫn có cái bất diệt; sự sống thân xác của Mẹ tuy ngắn ngủi, nhưng tâm hồn và công đức của Mẹ sẽ sống mãi với đời, lan truyền mãi ở các thế hệcháu con.
Thật vậy:
"Cuộc đời sắc sắc không không,
Trăm năm còn lại tấm lòng mà thôi."
Trong sự nhiệm mầu ấy, Mẹ xuất hiện như một sự hẳn nhiên để thực thi sứ mạng, lại ra đi sau khi những việc cần thiết đã làm.
"Thân cò lặn lội một đời
Gian nan vất vả giờ thời thong dong
Người về với chốn chân không
Vô sanh, vô tử, vô công dụng hành;
Liên toà chín phẩm vô sanh,
Thiên thai là chốn an lành từ nay."
Lòng tôi đang lạc lỏng trong thế giới kí ức khi ẩn lúc hiện thật mênh mong; thế rồi, lời hát Cụ lão kia một lần nữa lại vọng về:
Ơi!...hò!...hò…ơi…
Phật hữu tình từ bi phổ độ
Chớ ngại rằng có có không không
Nam mô chư Phật, Pháp, Tăng
Độ cho nhất thiết siêu thăng thượng đài!
Lời ru kéo tôi quay trở về với thực tại; thực tại Mẹ tôi đã trở về với bản thể uyên nguyên của hữu sinhhửu tử để rồi vô sinh vô tử. Thực tại tôi vẫn phải sống với những gì mà Mẹ tôi đã khắc khoải hoài niệm, mong đợi nơi chính những đứa con của người. Thực tại dòng máu, hơi thở, tư duy, ý chí, hoài bảo,... của người vẫn tồn tại và sống mãi trong con cháu của người giữa lòng thế nhân.